Rau Thì là không chỉ là thành phần thường thấy trong các món ăn, mà còn là thảo mộc và gia vị để làm tăng hương vị của món ăn. Thì là giàu chất dinh dưỡng, không chỉ được sử dụng trong mục đích ẩm thực mà còn có thể dùng để điều trị các bệnh khác nhau, bao gồm các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, đau bụng ở trẻ sơ sinh và hôi miệng.

Tất cả những gì bạn cần biết về thì là | Vinmec

1. Giá trị dinh dưỡng của rau Thì là

Thì là tươi rất ít calo, nhưng lại là một nguồn cung cấp dồi dào các vitamin và khoáng chất n như vitamin C, mangan và vitamin A.

Cụ thể, trong 100g Thì là chứa:

  • Calo: 43kcal
  • Nước: 85.95 g
  • Carbohydrate: 7.02 g
  • Chất xơ: 2.1 g
  • Vitamin C: 85mg
  • Vitamin A
Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu rất quan trọng để duy trì thị lực và hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ.
Tương tự, vitamin C rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch của bạn, giúp chữa lành vết thương và trao đổi chất. Ngoài ra, vitamin C đã được chứng minh là một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ các tế bào chống lại các ảnh hưởng của các gốc tự do.
Rau Thì cung cấp một nguồn mangan tốt, hỗ trợ hoạt động bình thường của não, hệ thần kinh, giúp chuyển hóa đường và chất béo.

2. Lợi ích sức khoẻ từ rau Thì là

– Giàu chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa là các hợp chất tự nhiên giúp bảo vệ các tế bào chống lại ảnh hưởng gây ra bởi các phân tử không ổn định được gọi là gốc tự do. Tiêu thụ thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm mãn tính và ngăn ngừa hoặc thậm chí điều trị một số bệnh, bao gồm: Bệnh tim, Alzheimer, viêm khớp dạng thấp và một số dạng ung thư.

Cả hạt lẫn lá của cây thì là đều được ghi nhận là giàu một số hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa, bao gồm:
  • Flavonoid: Hợp chất thực vật này có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và một số dạng ung thư. Chúng cũng có thể đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của não.
  • Terpenoids: Những hợp chất này được tìm thấy trong các loại tinh dầu và có thể bảo vệ chống lại các bệnh về gan, tim, thận và não.
  • Tannin: Tannin đã được chứng minh là có đặc tính chống oxy hóa mạnh, cũng như tác dụng kháng khuẩn.
  • Thì là một nguồn vitamin C dồi dào và cũng được chứng minh là có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ.

– Giúp giảm lượng đường trong máu

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng rau thì là có tác dụng hạ đường huyết. Trên động vật mắc bệnh tiểu đường, các nghiên cứu đã cho thấy sự cải thiện đáng kể về lượng đường trong máu lúc đói nếu được bổ sung chiết xuất từ rau thì là hàng ngày. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên con người còn hạn chế.

– Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư

Trong tinh dầu của thì là có chứa các hợp chất thực vật tự nhiên – gọi là monoterpenes, đây là một loại tecpen có đặc tính chống ung thư, kháng khuẩn, kháng vi rút và chống viêm. Cụ thể, một loại monoterpene tên là d-limonene có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư phổi, vú và ruột kết (trực tràng).

3. Các dạng Thì là được sử dụng

Lá thì là thường không có cuống, phát triển thành bẹ và xẻ lông chim 3 lần, đồng thời các lá ngọn tiêu giảm có hình dạng như lá kim. Lá thì là có mùi thơm hăng, vị cay hơi đắng nhưng cũng có chút vị ngọt. Người ta thường dùng lá thì là thêm vào món ăn để tăng hương vị hoặc khử mùi tanh của hải sản. Ngoài ra, còn dùng để chữa một số bệnh theo phương thuốc Đông y, như giảm cân, giảm ho, chữa chứng mất ngủ và trầm cảm.

Lá thì là
Lá rau Thì là

Hạt thì là: có hình dạng bầu dục, kích thước khá nhỏ với chiều rộng 1mm và chiều dài 4 – 5mm, nhìn trông giống hạt thóc. Hạt thì là được phơi khô, dùng để làm hương vị trong món ăn và thuốc để hỗ trợ chữa nhiều bệnh như mất ngủ, giữ hơi thở thơm tho, rối loạn kinh nguyệt, mụn nhọt,…

Hạt thì là
Hạt rau Thì là

Bột thì là: có màu nâu nhạt, được nghiền từ hạt thì là và vẫn giữ được hương vị nhẵn đắng, tính ấm. Bột thì là được sử dụng nhiều trong nền ẩm thực của các quốc gia Trung Đông, Bắc Phi, Ấn Độ, Mexico và phía tây Trung Quốc.

Bột thì là

4. Các món ăn với rau Thì là

Thì là được xem là một loại thảo mộc đa năng, vì nó được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau dùng trong món ăn lẫn phương thuốc chữa bệnh.
Nhìn chung, lá thì là tươi hoặc khô được dùng để làm tăng hương vị cho món ăn, như các món salad và nước sốt. Hạt thì là và bột thì là thường được nêm vào món súp, bánh mì và một số món ăn chứa rau, kể cả món dưa chua thì là. Có thể kể đến các món:

– Mực chiên giòn thì là: Lớp bột chiên giòn rụm bên ngoài, có hương thơm đặc trưng của lá thì là được cắt nhỏ. Phần mực bên trong giòn, dai và có vị ngọt tươi.

– Canh chua cá chép: Canh có vị chua nhờ nước me và cà chua, vị dai mềm của dọc mùng kèm với vị ngọt của thịt cá chép tươi. Đây là món canh rất dễ ăn trong những ngày trời nắng nóng, nước canh chua ngọt thanh mát và thoảng hương thơm của thì là.

và nhiều món ăn khác, bạn sử dụng rau Thì là như một rau gia vị thêm vào món ăn để giảm mùi tanh, dậy vị thơm ngon.

Hy vọng với bài viết trên giúp bạn hiểu thêm về các công dụng của rau Thì là để bạn có nhiều sự lựa chọn, cân nhắc các loại rau vừa ngon vừa tốt cho sức khoẻ gia đình.

 

One thought on “Thì là – những đều bạn cần biết

  1. Pingback: Bí quyết nấu canh chua cá thơm ngon chỉ trong 30 phút - Cơm Niêu Huế Xưa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *