Cơm là một loại thức ăn được làm ra từ gạo bằng cách đem nấu với một lượng vừa đủ nước để nấu chín.
Cơm (trắng) thường có nguyên liệu là gạo tẻ/gạo nếp và không có thêm gia vị, là thức ăn chính gần như hàng ngày của người Đông Nam Á và Đông Á.
Hướng dẫn cách nấu thông dụng:
Bước 1: Đong gạo chính xác
Đong gạo chính xác
Hầu hết các loại nồi cơm điện đều có cốc đong gạo đi kèm để bạn có thể đong chính xác cho một lần nào. Với mỗi cốc có dung tích 150g gạo tương đương với 2 chén cơm. Hoặc bạn có thể dùng lon sữa để đong gạo chính xác cho một lần nấu.
Bước 2: Vo gạo sạch với nước
Một số loại gạo được nhà sản xuất khuyến cáo không cần vo vì trong gạo có một số dưỡng chất quan trọng như Vitamin, sắt… Vo gạo sẽ làm mất đi các dương chất. Nếu như không có ghi chú nào, bạn có thể vo gạo sạch với nước để loại bỏ thuốc trừ sâu, bụi trấu. lưu ý đừng vo sát quá để tránh làm nát gạo và mất đi chất dinh dưỡng.
Bước 3: Ngâm gạo trong 30 phút để cơm chín đều hơn
Ngâm gạo trong 30 phút để cơm chín đều hơn
Nếu như bạn có thời gian, bạn có thể ngâm gạo trong 30 phút để gạo nở đều hơn trong quá trình nấu. Việc này sẽ làm cho cơm ngon hơn, chín đều và không bị nát.
Bước 4: Đong nước phù hợp với lượng gạo
Nguyên tắc nấu cơ bản trong việc đóng nước để phù hợp với lượng gạo là: Số bát gạo = số bát nước thêm ½ chén.
Bước 5: Nấu đúng quy trình
Sau khi đã vo gạo và cho thêm một tí gia vị, bạn lau bên ngoài lồng bằng miếng giẻ khô để đảm bảo bề mặt nồi khô ráo. Sau đó, đặt lòng nồi vào trong thân nồi, xoay nhẹ sao cho đáy nồi tiếp xúc trực tiếp với mâm điện. Đóng nắp lại, cắm điện và bật công tắc.
Sau khi nấu xong, nồi cơm điện chuyển sang chế độ giữ ấm, lúc này bạn có thể rút điện ra và tuyệt đối không mở nắp trong vòng từ 5 đến 10 phút. Việc này sẽ giúp cơm khô bề mặt, chín đều và hạt cơm không bị dính vào thân nồi. Sau đó, mở nắp, xới đều cơm và thường thức một bữa ăn ngon.
Chúc các bạn có bữa ăn ngon miệng!